Tình cờ, người dân làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng phát hiện được 2 cây gỗ lim nằm dưới lòng đất. Sau đó, cơ quan chức năng đã đến nơi và lấy mẫu mang đi giám định niên đại. Nhà sử học Phan Đại Doãn và Phan Huy Lê cho rằng Bãi Cọc Cao Quỳ chính là nơi được Trần Hưng Đạo chôn cọc ngăn cửa sông khiến cho giặc phải chạy ra cửa sông Bạch Đằng.

Sau đó, đoàn khảo sát đã về đây để khai quật và phát hiện thêm 9 cọc gỗ nữa. Theo như kết quả giám định C14, các cọc này có niên đại từ 1270-1430 AD. Ngày 22/11/19, diện tích khai quật được mở rộng 950m2 và kết quả với 3 hố đã phát hiện thêm 27 cọc gỗ nữa. Đồng thời, đoàn khảo cổ kết hợ với bảo tàng Hải Phòng nghiên cứu thêm về dòng sông, bến cổ nơi đây.


Theo như thông tin người dân cung cấp, khoảng 30 năm trước đây, gia đình ông Từ, bà Chế pử thôn 3, làng Mai Động đã phát hiện được 10 cọc gỗ. và ông Do ở thôn 7 cũng tìm được 3 cọc gỗ khi làm đồng.

Kết quả khảo sát và khai quật khảo cổ trên địa bàn xã Liên Khê cho thấy: các cọc phân bố theo chiều Đông – Tây, đường kính từ 26 – 46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo. Các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết quả giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ này có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII. Bước đầu Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, buộc đạo quân này đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng. Từ đó, rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Nguyên Mông xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông với quốc gia Đại Việt.