Luật giao thông cho xe máy: 101+ Điều Phải biết khi lái xe

Luật giao thông cho xe máy

Luật giao thông cho xe máy là điều đang được rất nhiều người quan tâm và cần phải nắm rất rõ. Tại sao lại như vậy? Khi chinh phục mọi nẻo đường bằng chiếc xe máy yêu quý của mình, không ít trường hợp do chưa hiểu rõ luật giao thông đường bộ mà bị các chú áo vàng hỏi thăm. Vậy khi ra đường cần chú ý những luật giao thông cho xe máy nào? Những biển hiệu nào cần phải chú ý? Và chẳng may vi phạm, các mức phạt dành cho xe máy thông như thế nào? Ở bài viết này, haiphongtours.com sẽ chia sẻ tất cả với các bạn!

Đối tượng áp dụng Luật giao thông cho xe máy là ai?

Đối tượng áp dụng Luật giao thông cho xe máy chính là người điều khiển phương tiện và người được chở. Mình cũng xin nhắc lại khái niệm thế nào là xe máy nhé.

Tại Mục 3.39 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy định:

Xu hướng... Đừng bỏ lỡ

Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Tuy vậy, đối với những bạn chơi trội sử dụng xe Cup 50 hay xe máy điện để đi phượt vẫn có thể áp dụng luật này để tham gia giao thông. Nhưng có lẽ điều này sẽ hiếm khi xảy ra.

Tại sao mình lại nói luật này áp dụng cho cả người được chở? Người ngồi sau liên quan gì… Đúng là xe có đi đúng luật hay không phụ thuộc vào người lái. Nhưng nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì vẫn vi phạm Luật giao thông cho xe máy.

Luật giao thông cho xe máy quy định tốc độ thế nào?

Luật giao thông cho xe máy quy định tốc độ căn cứ theo khu vực tham giam giao thông là Khu đông dân cưHết khu đông dân cư.

Tốc độ cho xe máy trong Khu đông dân cư

Thế nào là Khu đông dân cư? Để phân biệt đâu là Khu đông dân cư, khi đi trên đường các bạn phải để ý biển báo phía tay phải hướng đi của mình. Nếu thấy biển chỉ dẫn R.420 thì sau biển đó chính là Khu đông dân cư.

Khu đông dân cư
Khu đông dân cư

Vậy Tốc độ cho xe máy trong Khu đông dân cư là bao nhiêu? Lúc này các bạn cận phải xem loại đường bạn đang đi.

Xu hướng... Đừng bỏ lỡ

  1. Đường 2 chiều; đường 1 chiều1 làn xe cơ giới: TỐC ĐỘ TỐI ĐA: 50KM/GIỜ
  2. Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: TỐC ĐỘ TỐI ĐA: 60KM/GIỜ
Đường 2 chiều
Đường 2 chiều
Đường 1 chiều, 1 làn
Đường 1 chiều, 1 làn
Đường đôi 60km
Đường đôi 60km
đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Sẽ có nhiều bạn thắc mắc đường đôi là gì?

Căn cứ theo Luật của Bộ Giao Thông Vận Tải, tại khoản 6-điều 3 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT nêu rõ “Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách ở giữa, không phải phân biệt bằng vạch kẻ có màu sơn trắng”. Bạn có thể hiểu, đường đôi là đường hai chiều và có dải phân cách nhưng không phải là vạch sơn. (Tóm lại cứ giữ đường có giải phân cách xi măng hoặc rào sắt thì đó là đường đôi).

Tốc độ cho xe máy Hết khu đông dân cư

Khi nào được coi là Hết khu đông dân cư? Điều này được quy định bởi biển chỉ dẫn R.421. Sau khi đi qua biển này là hết khu đông dân cư và tốc độ sẽ áp dụng mức cao hơn.

Hết khu đông dân cư
Hết khu đông dân cư

Vậy Tốc độ cho xe máy khi Hết khu đông dân cư là bao nhiêu? Lúc này các bạn cận phải xem loại đường bạn đang đi tương tự Trong khi đông dân cư. Chỉ khác ở tốc độ tối đa cho phép (Sẽ +10km/giờ)

  1. Đường 2 chiều; đường 1 chiều1 làn xe cơ giới: TỐC ĐỘ TỐI ĐA: 60KM/GIỜ
  2. Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: TỐC ĐỘ TỐI ĐA: 70KM/GIỜ

Mặc dù với một chiếc xe có dung tích xi lanh 100CC như Wave, Sirius hay 110CC như Air Blade, các phượt thủ hoàn toàn có thể chạy với tốc độ 90km/giờ hoặc hơn. Nhưng như vậy là vi phạm Luật giao thông cho xe máy bất kể trong đô thị hay ngoài đô thị.

Hơn nữa, đây là những tốc độ mặc định khi đi xe máy. Nhưng các bạn vẫn phải quan sát biển Cấm (Biển giới hạn tốc độ tối đa). Tất các các biển phải được cắm phía tay phải hướng đi của mình. Ví dụ nếu bạn đang đi ngoài khu đông dân cư với tối độ 70km/giờ mà gặp biển giới hạn tốc độ 50km/giờ, bạn vẫn phải chạy <=50km/giờ sau biển cấm đó. Để hiểu rõ hơn về các biển báo thường gặp, các bạn xem ở dưới nhé.

Những biển báo giao thông người đi xe máy phải nắm rõ

Có rất nhiều biển báo giao thông người đi xe máy phải nắm rõ. Nhưng ở đây mình chỉ liệt kê những biển hay gặp nhất khi đi trên đường.

1. Vào khu đông dân cư

Để xác định khi nào vào khu đông dân cư, mình đã đề cập ở phần tốc độ dành cho xe máy ở trên rồi. Cứ thấy biển R420 là bắt đầu vào. Các bạn cần đi đúng tốc độ để tuân thủ Luật giao thông cho xe máy.

Biển R420 Vào khu đông dân cư
Biển R420 Vào khu đông dân cư

2. Hết khu đông dân cư

Cách phân biệt khi nào Hết khu đông dân cư cũng tương tự như ở trên, các bạn căn cứ theo biển chỉ dẫn. Biển báo hết khu đông dân cư là R421. Nó tương tự biển R420 nhưng chỉ thêm một nét gạch chéo màu đỏ.

Biển R421 hết khu đông dân cư
Biển R421 hết khu đông dân cư

3. Biển 1 chiều

Biển 1 chiều: 102 được đưa vào danh sách biển cấm. Biển phải được cắm ở đầu đường, bên tay phải hướng đi của người điều khiển xe máy. Nếu đi đến đoạn đường nào gặp biển này thì không được đi vào nhé.

Biển cấm 1 chiều
Biển cấm 1 chiều: 102
Biển cấm đi ngược chiều
Biển cấm đi ngược chiều

Xe máy vi phạm đi vào đường 1 chiều phạt: 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

4. Biển báo vào đường hầm

Gần đây, ở Việt Nam có nhiều hầm đường bộ được khánh thành và đưa vào hoạt động. Điều đó làm nhiều người đi xe máy lúng túng. Dấu hiệu để nhận biết vào Đường Hầm là biển W.240.Trước khi vào hầm, biển này phải được cắm phía tay phải chiều đi của người điều khiển xe máy.

Đường Hầm là biển W.240
Đường Hầm là biển W.240

Theo Luật giao thông cho xe máy, khi vào đường hầm, các bạn phải bật đèn chiếu gần, không quay đầu xe, không vượt xe sai quy định.

Xe máy vi phạm phạt: 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

5. Biển hiệu lệnh hướng đi phải theo

Trong Luật giao thông cho xe máy, có nhiều loại Biển hiệu lệnh hướng đi phải theo. Nhưng phổ biến nhất cho các bạn đi xe máy chính là biển R301d, R301e, R301f, R301h. Những biển này buộc người đi xe máy trên làn đường phải đi theo hướng mũi tên chỉ. Ví dụ nếu bạn đang ở làn đường có biển R301d, bạn bắt buộc phải rẽ phải và KHÔNG ĐƯỢC ĐI THẲNG. Nếu cố tình đi thẳng, bạn sẽ vi phạm Luật giao thông cho xe máy. Nếu đó là biển R301f thì đi thẳng sẽ không sao!

Biển hiệu lệnh R301 hướng đi phải theo
Biển hiệu lệnh R301 hướng đi phải theo

6. Biển quy định làn đường dành cho xe máy

Những biển quy định làn đường dành cho xe máy có thể được cắm ở bên tay phải chiều đi (hình 1) hoặc treo trên long môn (hình 2).

Biển quy định làn đường dành cho xe máy
Biển quy định làn đường dành cho xe máy
Biển quy định làn đường dành cho xe máy - Luật giao thông cho xe máy
Biển quy định làn đường dành cho xe máy

Ở hình 1, xe máy chỉ được đi làn 3. Có người đang đi ở làn 2 và tất cả họ đều vi phạm Luật giao thông cho xe máy. Trong hình 2, xe máy được đi 3 làn (2, 3,4). Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các bạn chỉ nên di chuyển bằng xe máy trên làn 3 hoặc 4. Với đường này, ô tô có thể chạy 60 hoặc 90km/giờ nên rất nguy hiểm nếu các bạn lái xe máy ở đó.

Với những con đường không có biển quy định làn đường dành cho xe máy mà có 2 hoặc 3 làn, các bạn có thể đi làn 2 và 3. Tuy nhiên nếu chuyển làn phải có tín hiệu xin đường, đảm bảo an toàn mới được chuyển. Nếu giữa làn 2 và 3 có vạch liền thì không được chuyển làn.

7. Biển giới hạn tốc độ

Biển giới hạn tốc độ làm biển báo rất phổ biến và đây là nguyên nhân khiến rất nhiều người vi phạm Luật giao thông cho xe máy. Có 3 loại biển giới hạn tốc độ cho xe máy mà mình muốn đề cập ở đây:

  1. Biển giới hạn tốc độ đứng 1 mình
  2. Biển giới hạn tốc độ chỉ áp dụng cho xe máy
  3. Biển giới hạn tốc độ theo số mét

Biển giới hạn tốc độ đứng 1 mình: Biển này có hiệu lực với tất cả các phương tiện tham gia giao thông cùng chiều đi ngoại trừ xe ưu tiên làm nhiệm vụ. Theo như hình ở dưới, không chỉ xe máy bị giới hạn tốc độ tối đa là 40km/giờ. Xe ô tô cũng phải chạy với tốc độ tương tự.

Biển giới hạn tốc độ đứng 1 mình
Biển giới hạn tốc độ đứng 1 mình

Biển giới hạn tốc độ chỉ áp dụng cho xe máy: Loại biển này quy định cụ thể tốc độ cho xe máy. Ví dụ trong ảnh ở dưới, tốc độ tối đa dành cho xe máy là 50km/giờ ở làn 3. Nếu xe máy đi làn 4 thì tốc độ tối đa cho phép là 40km/giờ.

Biển giới hạn tốc độ chỉ áp dụng cho xe máy
Biển giới hạn tốc độ chỉ áp dụng cho xe máy

Biển giới hạn tốc độ theo số mét: Biển này thực chất cũng như Biển giới hạn tốc độ đứng 1 mình. Nhưng ở dưới có lắp thêm một biển phụ ghi rõ phạm vi ảnh hưởng của biển cấm. Ví dụ như hình ở dưới, các phương tiện chỉ được chạy tối đa 40km/giờ. Phạm vi áp dụng là từ vị trí biển đến hết 800 mét. Biển này thường được cắm trước khi lên hoặc xuống cầu…

Biển giới hạn tốc độ theo số mét Luật giao thông cho xe máy
Biển giới hạn tốc độ theo số mét

Biển giới hạn tốc độ sẽ hết hiệu lực khi xuất hiện biển hết hiệu lực (chi tiết ở mục 8 phía dưới). Khi đến nơi giao nhau, nếu không có biển giới hạn tốc độ nhắc lại, hiệu lực cấm cũng không còn (theo quy chuẩn 41 năm 2019).

8. Biển hết hiệu lực cấm

Biển hết hiệu lực cấm được rất ít người quan tâm. Thế nhưng nó lại rất quan trọng khi lái xe. Khi đang phải chịu hiệu lực cấm của các biển giới hạn tốc độ mục 7 ở trên, gặp biển hết hiệu lực thì lại lái xe theo tốc độ bình thường. Có 2 loại biển hết hiệu lực cấm:

  1. Hết hiệu lực cấm hoàn toàn
  2. Hết hiệu lực cấm với nội dung trong biển

Hết hiệu lực cấm hoàn toàn: Gặp biển này có nghĩa là tất cả những gì cấm trước đó đều được xoá bỏ.

P.135 - biển báo hết tất cả các lệnh cấm
P.135 – biển báo hết tất cả các lệnh cấm

Hết hiệu lực cấm với nội dung trong biển: Biển này có ý nghĩa xoá hiệu lực giới hạn tốc độ 40km/giờ. Các bạn phải đặc biệt lưu ý khi gặp biển này nhé. Nó chỉ có thể xoá hiệu lực cấm tốc độ tối đa 40km/giờ còn các biển cấm khác thì vẫn áp dụng. Nó khác với biển ở trên rất nhiều.

Biển hết hiệu lực giới hạn tốc độ 50km
Biển hết hiệu lực giới hạn tốc độ 40km

Những vạch kẻ đường người lái xe máy phải biết

1. Vạch nét đứt 2.1

Đây là Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1. Nói chung các bạn được đè vạch này nhưng cần phải có tín hiệu signal và đảm bảo an toàn.

Nếu vạch này màu vàng, nó sẽ có thêm ý nghĩa cấm đỗ xe.

2. Vạch liền 2.2

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Khi gặp vạch này các bạn không được lái xe máy chạm vạch. Và các bạn cũng không được chuyển làn khi gặp vạch này. Nếu cố tình sẽ vi phạm Luật giao thông cho xe máy.

Nếu vạch này màu vàng, nó sẽ có thêm ý nghĩa cấm dừng, đỗ xe.

Những vạch kẻ đường người lái xe máy phải biết
Những vạch kẻ đường người lái xe máy phải biết

3. Vạch chia/nhập dòng, làn

Vạch này dùng để chia dòng phương tiện thành 2 hướng đi hay gộp vào thành 1. Khi điều khiển xe máy cũng như xe khác, các bạn không được đè vào vạch này trừ trường hợp khẩn cấp. Nếu bình thường mà chạm vạch này là sẽ vi phạm Luật giao thông cho xe máy.

Vạch chia/nhập dòng, làn Luật giao thông cho xe máy
Vạch chia/nhập dòng, làn

Lời kết

Trên đây, haiphongtours.com vừa chia sẻ Luật giao thông cho xe máy căn bản nhất. Sau khi học thuộc nội dung bài viết trên, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều khi lái xe máy ra đường mà không sợ bị công an hỏi thăm. Tất nhiên luật giao thông còn rất nhiều điều cần lưu tâm.

Ngoài việc tuân thủ những luật giao thông cho xe máy căn bản ở trên, khi tham gia giao thông, các bạn không được dàn hàng ngang. Đi ra ngoài phải mang đầy đủ giấy tờ hợp lệ, đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn… Trong trường hợp có cảnh sát giao thông điều phối, các bạn phải ưu tiên tuân thủ người điều phối trước rồi mới theo các hệ thống biển báo, đèn báo.

Đặc biệt với các phượt thủ, rất nhiều người chế thêm đèn led trợ sáng để đi cho oai và sáng hơn. Thế nhưng điều đó lại khiến người đi đối diện rất khó chịu thậm chí gây nguy hiểm. Các bạn nên tuyệt đối chấp hành, không chế đèn. Nếu có thì tháo ra nhé. Nếu công an bắt được thì lại mất xèng… Nếu có thời gian, các bạn hãy nghiên cứu kỹ luật giao thông đường bộ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, các bạn hãy để lại bình luận ở dưới mình sẽ giải đáp cụ thể nhé. Cảm ơn các bạn! Chúc các bạn thượng lộ bình an nhé! Và đừng quên chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn nữa!!!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 1 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Xu hướng... Đừng bỏ lỡ

3 thoughts on “Luật giao thông cho xe máy: 101+ Điều Phải biết khi lái xe

    • Hai Phong Tours says:

      Chào bạn! Nếu vạch màu vàng như bạn nói là vạch đứt thì được quay đầu xe. Nếu là vạch liền thì không được bạn nhé. Cứ vạch liền là không được chạm vào. Nếu là vạch vàng đứt thì cấm đỗ, được dừng. Nếu là vạch vàng liền thì cấm đỗ và cấm dừng!!!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *